Hỗ trợ nghề nuôi tôm chân trắng

Đến xã Hiệp Thạnh (H.Duyên Hải, Trà Vinh) hỏi “thạc sĩ Tư Long” ai cũng biết, cái học vị “ngang hông” này do những người nuôi tôm yêu mến tặng cho ông Võ Văn Long.

Thạc sĩ Tư Long
“Thạc sĩ Tư Long” (giữa) kiểm tra tôm cho bà con - Ảnh: Bảo Trung

Sinh ra và lớn lên ở vùng ven biển H.Ba Tri (Bến Tre), năm 2003 - 2004, khi phong trào nuôi tôm sú rộ lên ở Ba Tri, ông Long bắt đầu hợp tác với các hộ dân xung quanh nuôi tôm sú quảng canh. Nhờ được tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật cũng như từ trải nghiệm thực tế, Tư Long hiểu được tập tính, cách quản lý, chăm sóc tôm, nhất là quy trình nuôi tôm theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp.

Năm 2006, ông quyết định mướn đất để phát triển nghề nuôi tôm sú công nghiệp và bước đầu thành công. Một năm sau, con tôm thẻ chân trắng có mặt ở Bến Tre, ông Tư Long cũng học thêm kỹ thuật nuôi loài thủy sản mới này. Cơ duyên để ông bén đất Hiệp Thạnh cũng từ chuyến đi thăm em gái có chồng bên đó. Thấy nơi đây có tiềm năng, nguồn nước rất phù hợp, ông quyết định chuyển sang Hiệp Thạnh nuôi tôm thẻ chân trắng.

Đầu năm 2011, ông Tư Long bắt đầu hùn với em gái nuôi 2 ao tôm thẻ và trực tiếp tư vấn kỹ thuật cho người bạn mới quen nuôi 1 ao khác. Kết quả qua 1 vụ nuôi, 3 ao tôm thu hoạch được hơn 8,5 tấn tôm. Vấn đề đau đầu đối với người nuôi tôm là xì phèn khi đào ao sâu đã được ông xử lý khá triệt để.

Sau thành công bước đầu, ngoài duy trì 2 ao nuôi tôm thẻ với người em gái, ông mướn thêm đất để phát triển thêm 2 ao tôm khác, tư vấn cho chủ 7 ao tôm thẻ và 3 ao tôm sú tại địa phương. Đến khi tôm thẻ chân trắng chính thức được cho phép nuôi ở miền Tây thì ông đã nổi tiếng, được nhiều người tìm đến nhờ hỗ trợ kỹ thuật.

Ngoài liên kết, tạo nhóm để trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau kỹ thuật, ông Tư Long còn giúp đỡ một số hộ nuôi tôm bị thất bại bằng cách đầu tư toàn bộ chi phí để nuôi vụ tiếp theo. Nếu thành công, người nuôi sẽ được chia 50/50. Còn thất bại, ông lại tiếp tục đầu tư nuôi thêm vụ khác cho đến khi thành công thì trả lại ao. Đây là hình thức hỗ trợ người nuôi tôm mà chưa có doanh nghiệp, cá nhân nào thực hiện được.

Vụ nuôi tôm năm 2014, ông Tư Long nuôi 3 ao tôm thẻ chân trắng và liên kết với 7 hộ ở các xã khác nuôi 27 ao, diện tích mỗi ao khoảng 3.000 m2. Hiện nay, tôm ở các ao này đang phát triển tốt, có ao cũng đã thu hoạch. Ông Trương Ô Ren (ngụ ấp Cây Da, xã Hiệp Thạnh) cho biết ông không rành kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, nhưng từ năm 2011 đến nay nhờ “thạc sĩ” Tư Long hỗ trợ mà việc nuôi tôm ngày một phát triển, cuộc sống gia đình ổn định hơn.

VTV Cần Thơ/Thanh Niên, 19/04/2014
Đăng ngày 20/04/2014
Bảo Trung

Tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 06.6, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát) và xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện Phù Cát và Phù Mỹ tổ chức 02 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 40 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Cát Minh và Mỹ Thành.

Tập huấn
• 10:12 14/06/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm đạt 116.822,9 tấn

Trong những tháng đầu năm 2024, ngành thủy sản Bình Định tuy gặp phải những khó khăn thách thức như: tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến khá phức tạp,...

Nuôi lồng bè
• 11:36 30/05/2024

Nghề nghêu tỉnh Bến Tre đạt chứng nhận MSC lần 3

Ngày 22 tháng 5 năm 2024, nghề Nghêu tỉnh Bến Tre một lần nữa lại được thắp sáng lên cùng với chứng nhận MSC lần 3. Đây cũng chính là vùng nuôi nghêu đầu tiên của Việt Nam đạt được chứng nhận này vào năm 2009.

Người dân
• 10:00 29/05/2024

Tổng sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 86.475,3 tấn

Theo đó, sản lượng thủy sản tháng 4/2024 ước đạt 25.998,1 tấn, tăng 2,6% (+648 tấn) so với cùng kỳ. Lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng ước đạt 86.475,3 tấn, tăng 3,3% (+2.774,7 tấn).

Tàu cá
• 11:07 21/05/2024

Giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm

Nuôi tôm gặp khó khăn lớn là chưa xác định được nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh (con giống, môi trường hay thời tiết?) nên việc chẩn đoán nhanh bệnh tôm đang là con đường hạn chế thiệt hại. Một số cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm được người nuôi áp dụng.

Tôm
• 14:55 16/06/2024

Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

Tôm bệnh
• 14:55 16/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Kháng bệnh và miễn dịch

Hỗn hợp prebiotic, sự kết hợp β-glucan và MOS đã được báo cáo rộng rãi trong nhiều nghiên cứu rằng nó có thể làm tăng khả năng kháng bệnh của nhiều loại động vật thủy sản.

Cá nuôi
• 14:55 16/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Sức khỏe và Tăng trưởng

Việc áp dụng prebiotic làm phụ gia thức ăn là một trong những cách khắc phục tình trạng lạm dụng kháng sinh trong quản lý sức khỏe loài thủy sản (Kari và cộng sự, 2021; Song và cộng sự, 2014; Zulhisyam và cộng sự, 2020).

Cá nuôi
• 14:55 16/06/2024

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 14:55 16/06/2024
Some text some message..